Sự tích về cây Arabica tự nhiên
Theo tôn giáo của người Oromo, tại Ethiopia, khi người đầu tiên ra đi, Waqa làm ẩm khu mộ của người đó bằng nước mắt, và từ đó cây cà phê đầu tiên được sinh ra. Câu chuyện này chỉ ra nguồn gốc của cây cà phê Arabica là từ những khu rừng tự nhiên ở quê hương của người Oromo tại Ethiopia ngày nay.
Cách mà cây cà phê Arabica ra đời
Hầu hết các loài cây phát triển nhờ sự tiến hoá tự nhiên của quần thể thảm thực vật, điều này chỉ ra rằng hoàn toàn có thể nhận biết được chính xác thời điểm mà một giống loại tách ra từ một giống khác. Nhưng với cây cà phê Arabica thì phức tạp hơn. Cha mẹ của cây cà phê Arabica là cây Coffea canephora và Coffea eugenioidies không thể lai tạo một cách bình thường. Cây Arabica phải lấy 2 bộ nhiễm sắc thể từ cha và mẹ thay vì chỉ một trong 2. Vì vậy, sự xuất hiện của cây Arabica là một sự lai tạo hiếm gặp được gọi là “đa bội hoá”.
Thậm chí trong tự nhiên, cây Arabica cũng có sự đa dạng gen rất thấp, điều này chỉ ra rằng sự đa bội hoá nhắc đến bên trên có thể chỉ xảy ra mới 1 lần duy nhất trong khoảng 10.000 đến 665.000 năm trước, một khoảng thời gian được coi là rất gần đối với quá trình tiến hoá. Cây Arabica này phát triển thành hầu hết những giống Arabica khác, lan rộng khắp những khu rừng tại Ethiopia và Nam Sudan
Khi được canh tác thì thậm chí sự đang dạng gene của cây Arabica còn giảm hơn nữa. Cà phê lần đầu tiên được canh tác tại Yemen từ những cây giống ở Ethiopia, tạo ra một nguồn gen giới hạn cho việc canh tác. Một số ít sau đó được nhập lậu từ Yemen và tạo ra 2 giống cây Arabica chính là Typica và Bourbon. Đa phần những giống cây Arabica sau này đều xuất phát từ 2 giống trên, sự giới hạn nguồn gen khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc canh tác, điển hình là bệnh rỉ lá.
Boma Pleteau - Cao nguyên Boma
Mật độ cây Arabica hoang dã nhiều nhất được tìm thấy ở khu vực rừng trên mây Kaffa, thuộc khu vực tây nam Ethiopia. Cây cà phê hoang dã còn được tìm thấy ở biên giới với Nam Sudan tại khu vực Boma Pleteau (cao nguyên Boma). Điều kiện khí hậu ở đây gần như tương đồng với khu vực rừng mây tại Ethiopia nhưng vấn đề được chú ý là liệu đây có phải là những cây Arabica tự nhiên? Câu hỏi này được đặt ra là bởi Boma Pleteau được phân cách với khu vực rừng mây tại Ethiopia bằng một dải đất rộng mà ở nơi đây không có sự xuất hiện của cây cà phê, vì vậy những cây này ban đầu được cho là kết quả của con người từ Ethiopia đi qua vùng Boma Pleteau chứ không phải những cây tự nhiên.
Cà phê ở Sudan được rất ít người biết tới, chủ yếu được tiêu thụ tại chỗ. Kể từ năm 1941, không có bất kể một loài cây Arabica nào được thu thập từ Nam Sudan. 3 giống cây ở Nam Sudan đã được bảo tồn gene tại CATIE, trong đó có 2 mẫu từ Rume Sudan và một từ Barbuk Sudan.
Nguồn gốc gene di chuyền của cây cà phê từ Sudan
Để xác định xem những cây Arabica từ Bome Pleteau có thực sự hoang dã hay không, Krishnan và công sự đã sử dụng một dạng dấu hiệu DNA để so sánh những giống cây của Bome Pleteau với những cây Arabica tự nhiên tại Ethiopia cũng như các giống được trồng trên toàn thế giới. Thí nghiệm chỉ ra chỉ có duy nhất 1 dấu hiệu về gene di chuyền giữa giống cây tại Sudan và cây cà phê hoang dã Ethiopia, điều này đồng nghĩa với việc cây cà phê ở Nam Sudan là hoàn toàn tự nhiên. Giả thuyết về cây cà phê đầu tiên cũng vì thế mà thay đổi: CÓ THỂ NAM SUDAN MỚI LÀ QUÊ HƯƠNG CỦA CÂY CÀ PHÊ.
Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ tồn tại dưới dạng giả thuyết vì việc tìm ra thời điểm của cây cà phê đầu tiên tồn tại là không thể! Đã có rất nhiều sự biến đổi về khí hậu kể từ khi cây cà phê hoang dã được tìm ra, vùng bao phủ của cây cà phê hoang dã trước đó có thể rộng lớn hơn nhiều so với bây giờ. Quê hương của cây cà phê có thể là ở Ethiopia, cũng có thể là Nam Sudan hay xa hơn nữa về phía Bắc. Hạt cà phê có thể được vận chuyển đi rất xa bởi chim hay các loài động vật có vú nhỏ. Tại Ethiopia, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những loài vật này mang hạt cà phê đi khắp mọi nơi, đôi khi hạt cà phê còn nảy mầm từ phân của chúng.
Sự đa dạng nguồn gene bị đe doạ
Sự thật là trước khi tìm ra cây cà phê đầu tiên xuất hiện ở đâu thì chúng ta đang đối mặt với thực trạng về sự biến mất hoàn toàn của những cây cà phê hoang dã tại Nam Sudan. Những cây này đã được cho vào sách đỏ, 80% diện tích rừng bao phủ cho những cây cà phê hoang dã đã biến mất.
So với những mẫu được giữ lại từ 70 năm trước từ Nam Sudan thì cây cà phê ở Bome Pleteau hiện tại có sức khoẻ kém hơn nhiều, một vài cây cho ra rất ít quả.
Việc mất đi sự đa dạng nguồn gene vẫn tồn tại trong các quần thể cà phê hoang dã ở Sudan sẽ là một thảm kịch. Đa dạng di truyền ở cây cà phê Arabica thuộc hàng thấp nhất trong những loại cây được trồng trọt, vì cậy các loại cây hoang dã có vai trò quan trọng đối với các nhà lai tạo để có thể mang lại những đặc tính mới cho cây cà phê để thích ứng với dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Việc bảo vệ những cây cà phê hoang dã rất quan trọng trong việc chúng ta có thể thưởng thức cà phê trong tương lai.