Siphon hay “syphon” đồng hành cùng thế giới cà phê được gần 200 năm. Siphon thực tế có nghĩa rộng hơn, đề cập đến những dụng cụ có liên quan đến việc truyền dòng chảy thông qua đường ống, đặc biệt liên quan đến nguyên lý bình thông nhau. Vậy, nguyên lý này là gì, và nó ảnh hưởng như thế nào tới hương vị ly cà phê của bạn?
Video review siphon đến từ EspressoMaker
Lịch sử ra đời của siphon
Vào năm 1940, dụng cụ pha cà phê thiết kế từ 2 bầu thuỷ tinh thông nhau và giữ trên giá đỡ được đăng kí bằng sáng chế dưới tên một phụ nữ người Pháp Fanny Amelne Massot, và được đặt tên là “Vassieux”, đánh dấu cho sự khai sinh chính thức bình siphon ngày nay. 100 năm sau đó là những sự thay đổi liên tục về cơ chế, thiết kế hay chất liệu của bình siphon nhưng cho đến ngày nay thì bình siphon vẫn tồn tại với thiết kế gần như giống hệt với ngày đầu.
Thiết kế của chiếc "Vassieux"
Nhưng sự thay đổi lớn nhất của siphon không nằm ở thiết kế hay cơ chế, mà lại chính là vật liệu chế tạo. Điểm yếu lớn nhất của siphon đời đầu đầu chính là chất liệu thủy tinh quá dễ vỡ và không đủ tốt để chịu nhiệt. Bước ngoặt chỉ thực sự đến khi một loại thuỷ tinh có khả năng chịu nhiệt tốt mang tên “pyrex” xuất hiện, giúp hoàn thiện chiếc syphon một cách không thể hoàn hảo hơn.
Và trong một khoảng thời gian dài từ những thập niên 50 cho đến mãi đầu thế kỉ 21, trào lưu trang trí nghệ thuật cùng với sự phát triển của làn sóng cà phê thứ 3 cộng hưởng và cùng đem siphon trở lại, trong những quán bar, những không gian trang trí.
Mặc dù sẽ không bao giờ siphon có thể phổ biến như trước nữa nhưng thiết kế này vẫn sẽ luôn tồn tại với thời gian và trở thành một trong những biểu tượng của nghệ thuật pha chế cà phê!
Thiết kế của bình siphon
Đầu tiên là về chất liệu, tất cả những bình siphon hiện nay đều đã được làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt. Loại thuỷ tinh cao cấp này ko chỉ đem đến sự bền bỉ cho bình syphon mà độ trong của nó còn khiến siphon trở nên đẹp mắt hơn.
2 phần bình sẽ được nối với nhau qua phần ống của khoang phía trên này. Áp suất chân không được duy trì khi đun nếu chúng ta lắp chặt khoang trên với phần nối giữa 2 khoang ở đây.
Bên trong khoang chứa cà phê phía trên, chúng ta còn có 1 bộ lọc. Cái dây rút kim loại nhỏ giúp móc nó vào phần ống, ổn định bộ lọc qua đó đảm bảo ko để cà phê bột lọt qua. Với bộ lọc này thì 2 vật liệu lọc phổ biến là vải cà giấy. Nếu giấy đem đến khả năng lọc triệt để hơn thì vải cho phép nhiều hơn những phần dầu lọt qua, giúp ly cà phê sánh và đậm đà hơn. Ngoài ra thì vải cũng có khả năng tái sử dụng nên khá tối ưu về kinh tế nhưng bạn cũng sẽ phải thay sau khoảng 10 lần chiết xuất để đảm bảo hương vị. Vì vải sẽ rất khó để làm sạch hoàn toàn.
Cấu tạo của một bình siphon
Cơ chế hoạt động của siphon
Siphon hoạt động theo cơ chế áp suất. Khi đun nóng, nước ở khoang chứa sẽ sôi lên và tăng áp suất. Nước tại khoang dưới sau đó sẽ từ từ được đẩy lên khoang pha chế ở phía trên. Nước ở khoang pha chế phía trên sẽ luôn được giữ ổn định ở mức 85-90 độ C, giúp quá trình pha chế được đơn giản và ổn định hơn. Nguyên tắc pha chế chính của siphon là ngâm ủ, từ đó cho ra bình cà phê với hương vị đều, dày, và rất dễ để có thể lặp lại công thức pha.
Việc sử dụng siphon cũng rất đơn giản. Sau khi nước đun sôi và trào lên khoang trên, hãy chờ một chút để nước ổn định nhiệt độ (với dấu hiệu là các bóng khi không nổi lên dữ dội nữa). Sau đó, bạn đổ cà phê vào khoang trên, khuấy đều để cà phê ngấm nước. Sau khoảng 1p30s, bạn ngắt lửa để giảm áp suất bình dưới, và cà phê sẽ từ từ chảy xuống qua lớp lọc ở giữa. Kết quả thu được sẽ là một bình cà phê với hương vị phức hợp, đậm đà nhưng vẫn rất trong trẻo, cũng như là sự đa dạng trong hậu vị và hậu vị kéo dài.
Cơ chế sự dụng đơn giản của siphon
Trải nghiệm sử dụng siphon
“Lích kích” là từ mình sử dụng để mô tả quá trình sử dụng siphon. Việc pha chế siphon mất khoảng 10-15p, nên đây sẽ không phải là một phương pháp tối ưu để pha cà phê hàng ngày. Bên cạnh đó, việc vệ sinh dụng cụ này sau khi sử dụng cũng không thuận tiện lắm khi phần bã cà phê vương vãi ở khoang trên và phần lưới lọc, khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, vì hoàn toàn làm bằng thủy tinh, bạn cần phải vệ sinh và lau sạch bình siphon nếu như không muốn bị tình trạng bám canxi, làm bình siphon trở nên đục và mất đi tính thẩm mỹ của nó.
Với tất cả những vấn đề này, rõ ràng siphon không phải là một dụng cụ tối ưu cho việc pha chế cà phê hàng ngày.
Nhưng sự khúc khắc về mặt tổng thể không có nghĩa siphon là một dụng cụ khó pha, với cơ chế ngâm ủ thì bạn hoàn toàn ko phải lo lắng về sự phức tạp của những kĩ thuật pha chế phức tạp. Chỉ cần đảm bảo đúng cỡ xay, thời gian chiết xuất và thao tác khuấy đảo cơ bản để có một bình cà phê ngon.
Tiếp theo, về yếu tố thẩm mỹ, siphon đẹp, có tính nghệ thuật cao trong cả việc trang trí lẫn pha chế, tất cả đem đến một sự thu hút rất lớn với phong cách pha chế này. Từ cái cách mà nước ở khoang dưới từ từ sôi lên và đẩy lên phía trên, sự tương tác của nước với cà phê, khoảnh khắc cà phê bắt đầu chảy xuống và đánh dấu sự kết thúc quá trình bằng những tiếng sục đầy cảm hứng… Tất cả đều đẹp, thú vị và rất cảm xúc, cho người pha chế và cả những vị khách tới chơi.
Và cuối cùng là yếu tố kinh tế. Siphon bây giờ trên thị trường có rất nhiều loại cũng như biến thể khác nhau, nhưng bạn nên đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu. Những dòng giá rẻ khoảng 5-700k theo mình là những loại hàng trôi nổi với chất lượng thuỷ tinh không đảm bảo, qua đó có thể gây ra những nguy cơ trong quá trình vận hành và tệ hơn là ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nên mình khuyên bạn chỉ nên lựa chọn của những hãng uy tín, được phân phối chính hãng với những đảm bảo an toàn như Timemore hay Hario. Những loại này thường có giá từ 1tr5 đến trên 2tr.
Và khi hướng đến việc mua 1 dụng cụ như siphon, bạn nên ở trạng thái thư thả về tài chính vì nó sẽ không có tính ứng dụng cao, bạn sẽ chỉ dùng nó như 1 món đồ chơi, 1 vật dụng trang trí, thi thoảng rảnh rỗi lôi ra pha chế tỉ mẩn rồi lau chùi sạch sẽ sáng bong thôi.